Còn ít người điều kiển từ xa máy giặt hoặc tủ lạnh, tuy nhiên đã có vô số người sử dụng smartphone quan sát camera an ninh ngôi nhà thân yêu của họ. Điều đó cho thấy, việc sử dụng các hệ thống smart home trong mỗi gia đình ngày càng có nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc bài này, chắc hẳn bạn cũng đang muốn tìm kiếm thông tin để tự động ngôi nhà của mình bằng một vài thiết bị thông minh nào đó: như camera an ninh thông minh, chuông cửa thông minh, đèn thông minh, điều khiển nhiệt độ thông minh… Đúng là nơi bạn đang cần rồi đó.
Trong bài này, chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp cho bạn thông tin cơ bản dễ hiểu nhất về ngôi nhà thông minh là gì, các thiết bị được gọi là thông minh hoạt động ra sao, làm sao chúng có thể kết nối với nhau và làm sao chúng có thể được điều khiển từ xa, hoặc điều khiển phạm vi gần trong khuôn viên ngôi nhà của bạn. Chúng ta bắt đầu nào!
Bạn có thể hiểu đơn giản các thiết bị thông minh được đặt trong ngôi nhà, chúng giúp cho người sở hữu căn nhà có thể làm được ba việc:
Kiểm tra
Điều khiển
Tự động hoá
Cụ thể các chức năng hệ thống smart home bao gồm:
Kiểm tra
Giúp bạn kiểm tra trạng thái hoạt động của hệ thống.
Nhiệt độ trong phòng hiện tại bao nhiêu độ?
Cửa đang đóng hay mở?
Đèn đang tắt hay mở?
Camera an ninh có đang hoạt động hay không?
Điều khiển
Thay đổi trạng thái của hệ thống như:
Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng
Mở hoặc đóng cửa
Tắt hoặc mở đèn
Điều chỉnh camera lên xuống, qua trái qua phải, để quan sát các vùng khác nhau trong ngôi nhà
Tự động hoá
Thay đổi trạng thái của hệ thống một cách tự động, dựa vào các sự kiện xảy ra
Tự động tắt đèn khi không có ai trong phòng
Tự động cảnh báo âm thanh, gửi tin nhắn khi có người đột nhập vào nhà.
Tự động tăng nhiệt độ trong phòng nếu quá lạnh, giảm nhiệt độ nếu nhiệt độ trong phòng quá nóng
Hiện tại, hầu hết các thiết bị trong gia đình chúng ta ở mức điều khiển.
Các thành phần trong hệ thống smart home thông minh
Hệ thống nhà thông minh bao gồm:
Thiết bị đầu cuối như công tắt, đèn, camera, khoá cửa, cảm biến nhiệt độ…
Thiết bị kết nối các đầu cuối lại với nhau như Hub, Gateway…
Giao thức mạng để các thiết bị nói chuyện được với nhau như wifi, Zigbee, Z-Wave, Thread…
Kết nối Internet để điều khiển từ xa, xem từ xa qua Internet
Điều khiển nội bộ hay điều khiển qua internet đám mây
Thiết bị thông minh, điều khiển được trong phạm vi ngôi nhà, điều khiển qua kết nối mạng nội bộ sử dụng giao thức wifi hoặc giao thức riêng.
Không cần kết nối internet, trong phạm vi ngôi nhà vẫn có thể điều khiển các thiết bị thông minh dễ dàng như tắt mở đèn, quan sát camera…
Các thiết bị giao tiếp qua giao thức mạng hoạt động không cần Internet.
Lưu ý một số thiết bị thông minh cần kết nối internet để chúng có thể hoạt động được.
Thiết bị thông minh sử dụng Wifi để liên lạc, cần phải có Internet.
Thiết bị thông minh điều khiển qua ứng dụng trên Smartphone (Android, iPhone), cần có internet. Bạn các ứng dụng khác xem tại đây.
Vì sao thiết bị thông minh cần kết nối với dịch vụ đám mây (Cloud)
Nhiều thiết bị thông minh sử dụng Wifi yêu cầu cần có Internet và các dịch vụ đám mây chúng mới hoạt động được.
Như Camera IP, cần Internet để xem từ xa, cần Internet để lưu trữ hình ảnh lên cloud, cần internet để định danh camera.
Các thiết bị thông minh cần có internet để cập nhật kịp thời các tính năng hoặc fix lỗi bảo mật.
Hầu hết các thiết bị thông minh ngày nay rất dễ dàng lắp đặt và sử dụng vì dịch vụ đám mây đã hỗ trợ việc thiết lập cho thiết bị.
Giao thức kết nối mạng Wi-Fi, Z-wave, ZigBee,Thread, Bluetooth
Có nhiều giao thức kết nối mạng không dây được sử dụng trên các thiết bị thông minh. Tuy nhiên các giao thức phổ biến có thể kể đến là Wi-Fi (TCP/IP), Z-wave, ZigBee,Thread, Bluetooth
Hiện nay, tất cả các thiết bị sử dụng trong gia đình như máy tính, iPhone, iPad được kết nối với nhau qua mạng nội bộ (Ethernet) và Wifi để kết nối ra mạng Internet. Các thiết bị trong gia đình sử dụng giao thức mạng TCP/IP để nói chuyện với nhau. Như vậy, tất cả các hệ thống smart home thông minh được gắn với mạng wifi, cũng phải sử dụng giao thức mạng TCP/IP.
Như bạn cũng biết, các thiết bị thông minh như công tắt thông minh, khoá cửa, cảm biến nhiệt độ… được thiết kế tiêu thụ nguồn thấp sử dụng Pin, thay cho cung cấp điện từ nguồn điện trong nhà.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ thống smart home nhé.
Xem thêm: Tìm Hiểu Hệ Thống Nhà Thông Minh Và Nguyên Lý Hoạt Động